Công dụng Dấu gạch nối

Trong văn bản

Dấu gạch nối không phải là một dấu câu, nó dùng để nối các tiếng trong một từ mượn được phiên âm có nhiều tiếng.

Ví dụ: Ru-dơ-ven, I-rê-na Quy-ri, Đi-ô-phan-tôs,...

Tuy ít bị chú ý nhưng không được nhầm lẫn dấu gạch nối và dấu gạch ngang vì nó sẽ làm văn bản thiếu tính chuyên nghiệp.

Dấu gạch nối từng được sử dụng phổ biến trong từ vựng tiếng Việt giai đoạn bắt đầu dùng chữ Quốc ngữ (chữ Latin), dùng để nối các âm tiết của từ ghép. Tuy nhiên hiện nay ít được sử dụng.

Trong tin học

Trong mã hóa ký tự của ASCII, dấu gạch nối được mã hóa với ký tự 45. Trong Unicode, dấu gạch nối được mã hóa là U+(-) để Unicode vẫn tương thích với ASCII. Tuy nhiên, Unicode cũng mã hóa dấu gạch nối và dấu trừ theo cách riêng biệt, tương ứng là U+2010 (-) và U+2212 (-), cùng với dấu gạch ngang U+2014 (-), en dash U+2013 (-). Dấu gạch nối là một ký tự có mục đích chung là cố gắng thực hiện các vai trò và bất cứ khi nào kiểu chữ tối ưu được yêu cầu, hay có nhiều vai trò khác nhau. Ví dụ: trong phép so sánh 4+3−2=5 (mang nghĩa là dấu trừ) và 4+3-2=5 (cũng mang nghĩa dấu trừ nhưng dùng dấu gạch nối – trừ); trong hầu hết các phông chữ, dấu gạch nối sẽ không có chiều rộng, độ dày hoặc vị trí dọc tối ưu, trong khi ký tự trừ lại có.